1
Tư vấn Online?

Nhiệt Miệng - Lở Miệng

Cách Điều Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Siêu Hiệu Quả

Cách điều trị nhiệt miệng bằng muối siêu hiệu quả sẽ giúp bạn lấy lại được sự cân bằng trong sinh hoạt hàng ngày.

 Cách Điều Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Siêu Hiệu Quả -1

Nhiệt miệng là một hiện tượng mà chúng ta dễ dàng gặp phải thường xuyên nhất, mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng những ảnh hưởng mà nhiệt miệng gây ra cũng khiến cho chúng ta luôn cảm thấy khó chịu. Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự động khỏi sau vài ngày nhưng chúng ta vẫn có một số cách khắc phục để nhiệt miệng sẽ nhanh khỏi hơn. Và trong đó, cách điều trị nhiệt miệng bằng muối siêu hiệu quả có thể sẽ là sự lựa chọn tốt cho bạn.

Vì sao chúng ta thường xuyên bị nhiệt miệng?

Bệnh nhiệt miệng (lở miệng) là một bệnh thường gặp, có đến 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng nhìn chung, triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran, nóng, vài ngày sau sẽ tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra. Các vết loét do nhiệt miệng thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. 

 Cách Điều Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Siêu Hiệu Quả -2

Bệnh nhiệt miệng

Thông thường, bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện là do các nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Do nhiễm khuẩn vì mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

- Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu (như iron, folic acid, vitamin B12); Bất thường miễn dịch; Nhiễm khuẩn (như herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus(VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori…)

 Cách Điều Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Siêu Hiệu Quả -3

Các bệnh lý răng miệng có thể dẫn đến nhiệt miệng

- Do các bệnh sâu răng, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng…; do những sang chấn như nhai phải miệng, lưỡi, các tác động khác làm rách niêm mạc ở vùng này có thể gây nên lở loét hoặc do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ như trong kem đánh răng).

- Do chức năng miễn dịch bị suy giảm vì áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress, ăn uống thiếu chất hay sức khỏe sa sút… Các vi khuẩn, vius có điều kiện tấn công. Đây được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng.

Cách điều trị nhiệt miệng bằng muối siêu hiệu quả

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để trị nhiệt miệng nhiều gia đình tin dùng đó là trị nhiệt miệng bằng muối kết hợp nước ấm.

Khi phát hiện ra bệnh, bạn có thể làm giảm cảm giác khó chịu và chữa bệnh bằng chính nguyên liệu ngay trong căn bếp nhà bạn, đó chính là muối. Trị nhiệt miệng bằng muối rất hiệu quả bởi muối có tính sát khuẩn cao. Vì thế nên nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, giảm nồng độ axit ở miệng.

 Cách Điều Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Siêu Hiệu Quả -4

Sử dụng nước muối ấm súc miệng hàng ngày sẽ điều trị
nhiệt miệng hiệu quả

Cách làm rất đơn giản: hòa tan một một muỗng cà phê muối vào ly nước ấm. Dùng nước này để súc sạch miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Mỗi lần súc trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra, làm như vậy 4 – 5 lần/ngày. Với cách trị nhiệt miệng bằng muối này bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và vết nhiệt sẽ nhanh khỏi hơn.

Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý, mặc dù cách điều trị nhiệt miệng bằng muối siêu hiệu quả sẽ giúp các vết nhiệt miệng nhanh khỏi hơn, nhưng vì nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng là do bệnh lý răng miệng thì mọi người cũng nên đi đến nha khoa khám răng định kỳ, làm sạch vôi răng và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng nếu có để hạn chế tối đa bệnh nhiệt miệng tái phát nhiều lần nhé.

Cách Điều Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Siêu Hiệu Quả -8 

Nên đến nha khoa khám răng định kỳ để phòng tránh nhiệt miệng

Qua những thông tin chia sẻ trên đây về vấn đề cách điều trị nhiệt miệng bằng muối siêu hiệu quả, hy vọng các bạn đã có thể trang bị thêm cho mình kiến thức về cách chăm sóc răng miệng để hàm răng luôn được khỏe mạnh nhất. Nếu còn vấn đề thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Các tin khác