1
Tư vấn Online?

Chăm Sóc Răng Bà Bầu

Bà Bầu Có Được Trám Răng Không?

Bà bầu có được trám răng không - 70% các mẹ bầu đều gặp vấn đề liên quan đến răng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là sâu răng. Một răng bị sâu hoặc bị viêm tủy có thể gây ra những đau đớn và khó chịu cho bà mẹ.

bà bầu có được trám răng không

Bà bầu có được trám răng không? - Nhưng nhiều bà mẹ vẫn gắng gượng ở nhà, quyết tâm không chịu đi khám và điều trị nha khoa vì lo sợ sẽ gây nguy hiểm cho “baby”. Thế nhưng có người lại nói rằng sâu răng trong thai kỳ mới thực sự là mối nguy cho mẹ! Vậy thực hư như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tại sao khi mang thai dễ bị sâu răng?

Mang thai là giai đoạn cơ thể có sự nhạy cảm khá nhiều với những tác động bên ngoài. Trong thời kỳ mang thai, việc thay đổi hormon khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh răng miệng hơn, môi trường pH trong khoang miệng có sự thay đổi, xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến dễ phát sinh bệnh lý.

bà bầu có được trám răng không 1
Việc thay đổi hormon khiến phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh
răng miệng hơn

Sự thay đổi chế độ ăn, thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính cũng như sử dụng nhiều chất đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ khiến cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh.

bà bầu có được trám răng không 2
Bà bầu sử dụng nhiều chất đường dễ gây bệnh sâu răng

Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng do nước bọt có chức năng trung hòa axit cũng như loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng.

bà bầu có được trám răng không 3
Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm là nguyên nhân dẫn đến sâu răng 

Bà bầu có được trám răng không?

Trám răng là phương pháp sử dụng các vật liệu trám nhân tạo để trám bít các ổ răng sâu, phục hình răng bị bể vỡ, sứt mẻ, răng thưa. Kỹ thuật trám răng thẩm mỹ được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, người bệnh sau khi thực hiện không cần thời gian nghỉ ngơi và có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp trám răng khi mang thai cần phải được thực hiện đúng thời điểm và phải có bác sĩ thăm khám, chỉ định cụ thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Việc trám răng khi mang thai, nếu không sử dụng thuốc tê thì hoàn toàn vô hại cho cả bà bầu và thai nhi nên bạn không cần phải lo lắng. Việc thực hiện các thủ thuật nha khoa như trám răng, điều trị viêm tủy, viêm nướu hoàn toàn có thể thực hiện được trong thời kỳ mang thai điều này đã được khẳng định bởi Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc trám răng khi mang thai còn tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ mà bác sĩ sẽ quyết định có nên trám răng hay không.

bà bầu có được trám răng không 4
Việc trám răng khi mang thai, nếu không sử dụng thuốc tê thì hoàn toàn vô hại

Khoảng thời gian 3 tháng đầu là thời gian thai nhi đang có sự phát triển các cơ quan trong cơ thể nên giai đoạn này rất nhạy cảm, nên tuyệt đối cẩn thận và tránh những tác động đến cơ thể.

bà bầu có được trám răng không 5
Trám răng nên tránh 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn nhạy cảm

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, người mẹ thường khó thở, mệt mỏi nếu phải nằm trên ghế lâu khi điều trị.

bà bầu có được trám răng không 6
Khi bạn trám răng vào 3 tháng cuối thai kì thì cần phải cân nhắc

Do đó, giai đoạn từ 4 – 7 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm thích hợp nhất để chị em thăm khám, trám răng điều trị sâu răng hiệu quả.

bà bầu có được trám răng không 7
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm thích hợp nhất để
chị em trám răng.

Bạn cần lưu ý khi đến thăm khám, trám răng bạn nên thông báo cho bác sĩ cụ thể về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi để từ đó bác sĩ có phương hướng điều trị phù hợp.

bà bầu có được trám răng không 8
Bạn cần lưu ý khi đến trám răng nên thông báo cho bác sĩ cụ thể về sức khỏe

Một nghiên cứu cho thấy, nếu như hàm răng bạn kém khỏe mạnh, mắc các bệnh về nướu và sâu răng thì nguy cơ sinh non thiếu cân là rất cao hoặc trẻ sinh ra có sức đề kháng kém hơn so với những bé mà bà mẹ khi mang thai không mắc các bệnh răng miệng. Vì vậy việc điều trị sâu răng cần nhanh chóng và kịp thời tiến hành. Điều tốt nhất là các mẹ nên tích cực, chủ động chăm sóc răng miệng để phòng tránh căn bệnh sâu răng cũng như những bệnh răng miệng khác.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Các tin khác