Bệnh Viêm Nướu
Bệnh Viêm Nướu Là Gì?
Bệnh viêm nướu răng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp nhất và gây nên nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời . Tìm hiểu về bệnh sẽ giúp mọi người trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để đối phó với bệnh.
Bệnh viêm nướu là gì?
Nướu là một trong những bộ phận cấu thành tổ chức xung quang răng, có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Tuy nhiên, đây cũng là nơi dễ bị tổn thương mà nguyên nhân là do vi khuẩn gây nên.
Khi thức ăn không được làm sạch, vẫn tồn tại ở kẽ răng và trong túi nướu, lâu ngày sẽ tạo thành cao răng và nảy sinh vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn, gây nên viêm nhiễm vùng tổ chức xung quanh răng mà nướu bị ảnh hưởng trước tiên.
Nướu của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng nướu răng.
Nướu của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu
Nướu bình thường săn chắc, có màu hồng nhạt. Nướu thường chuyển màu sắc khi ảnh hưởng bởi vi khuẩn viêm nhiễm bên ngoài.
Bệnh viêm nướu (viêm lợi) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Bệnh viêm nướu rất dễ dàng phát hiện và điều trị nhưng chúng ta thường hay bỏ qua và để “tự nó khỏi”. Nếu không được chữa trị và người bệnh tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu nướu, nặng hơn thì bị rụng răng.
Mảng bám và cao răng là dấu hiệu nhận biết viêm nướu
Giai đoạn của bệnh viêm nướu:
Người bị viêm nướu (viêm lợi) trải qua hai giai đoạn của bệnh:
Viêm lợi cục bộ:
Đây là giai đoạn không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lợi sưng đỏ, phồng lên và có thể chảy máu khi có tác động, nhất là lúc , đánh răng. Giai đoạn này bệnh chưa ảnh hưởng đến chân răng và các tổ chức quanh răng. Người bị viêm lợi cục bộ rất dễ để được chữa trị nhưng cũng dễ dàng tái phát.
Lợi chảy máu khi có tác động, nhất là lúc , đánh răng
Viêm cận răng:
Khi lợi đã bị viêm mà không chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm khuẩn.
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc). Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, trông rất xấu. Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Viêm nướu nặng sẽ làm răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra
Sức khỏe răng miệng rất ít được quan tâm ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chúng ta thường không có thói quen khám răng miệng định kỳ, khiến cho các ổ vi khuẩn tiếp tục lây lan, ảnh hưởng xấu đến răng lợi. Do đó, bạn cần nâng cao nhận thức của bản thân và gia đình về sức khỏe răng miệng, nên đến các phòng khám nha khoa khám răng định kỳ để nha sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường của răng lợi và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguồn: kiến thức nha khoa