Bệnh Nghiến Răng

Cách Chữa Bệnh Nghiến Răng Ban Đêm Hiệu Quả Nhất

Nghiến răng là một bệnh răng miệng khá phổ biến nhưng thường bỏ qua do nghiều người nghĩ đó là bình thường và chưa có cái nhìn đúng đắn về nguyên nhân cũng như hậu quả của bệnh nghiến răng

Bệnh nghiến răng và phương pháp điều trị
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là sự cắn và siết chặt 2 hàm răng lại với nhau với lực lớn một cách quá mức so với bình thường. Hiện tượng này thường xảy ra khi ngủ, trong trạng thái không có ý thức

Nguyên nhân chính thường là do stress, ngoài ra có thể do các nguyên nhân khác như mới mất răng, răng mới mọc làm hàm bị lệch lạc cũng là nguyên nhân gây nghiến răng. Khớp cắn bất thường hoặc do rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Suy dinh dưỡng hoặc thiết hụt canxi, vitamin cũng gây nên bệnh nghiến răng.

Việc sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu bia cũng làn bệnh nặng hơn. Các bệnh viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng nếu không điều trị có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn. Dùng thuốc tác động đến hệ thần kinh cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng nghiến răng

Những tác tại của bệnh nghiến răng

Nghiến răng thường xuyên, lâu dài dẫn đến mòn men răng. Răng mất đi lớp men bao phủ bên ngoài và bộc lộ ngà răng điều này dẫn đến răng bị ê buốt nhiều hơn, răng yếu đi, lung lay hoặc có thể rụng răng. Nghiến răng thường xuyên khiến bệnh nhân trông già hơn.

Những tác hại của bệnh nghiến răng

Khi thực hiện động tác nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến, người bệnh có cảm giác mỏi, đau các cơ, đau cổ, đau đầu… Khi các cơ hoạt động quá mức trong thời gian dài làm gương mặt mất cân đối do sự phì đại các cơ.

Dấu hiệu thương thấy ở người có bệnh nghiến răng đó là tình trạng khó chịu, đau khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng to hoặc đang nhai. Tuy nhiên bệnh nhân thường rất khó phát hiện ra các ảnh hưởng của bệnh nghiến răng trong giai đoạn đầu, thường khi bệnh tiến triển khá nhiều rồi mới được phát hiện nên gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Ma sát tạo ra trong lúc nghiến răng thông thường sẽ có những áp lực rất lớn. Chúng tác động lên răng làm hàm răng có thể bị mòn, bị sâu. Thậm chí có những người nghiến răng mạnh đến mức gây nứt, vỡ, gãy răng. Ngoài ra thì căn bệnh nghiến răng còn có thể gây ra những cơn đau đầu hoặc đau cơ mặt cho người bệnh.

Cách chữa bệnh nghiến răng ban đêm hiệu quả

Phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh nghiến răng là sử dụng máng nhai cho hàm dưới khi ngủ. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng và làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương hàm. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật mài để điều chỉnh lại khớp nhai. Ngoài ra bệnh nhân nên thay đổi cách sống, tập yoga, thể dục… để làm giảm stress, đồng thời nên loại bỏ các thói quen sử dụng chất kích thích, rượu bia.

Cách điều trị bệnh nghiến răng

– Bổ sung canxi và flour cho răng chắc khỏe mỗi ngày.

– Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn để có một giấc ngủ ngon, tránh những bất thường trong giấc ngủ.

– Thường xuyên tắm bằng nước ấm và sử dụng các thực phẩm cho bạn một giấc ngủ ngon, thoải mái: nhãn, táo, sen, sữa ấm,…

Trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung hàm lượng canxi cho cơ thể bằng thực phẩm hoặc bằng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là cách trị bệnh nghiến răng đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để có biện pháp khắc phục tật nghiến răng khi ngủ của bản thân và các thành viên trong gia đình. Dù trong hoàn cảnh nào thì yếu tố tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, do đó hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái và thư giãn mỗi ngày.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Các tin khác