1
Tư vấn Online?

Bệnh Hôi Miệng

Lá Ổi Có Trị Được Hôi Miệng Không?

Mùi hôi khó chịu từ miệng sẽ gây ra sự cản trở rất lớn trong việc giao tiếp hàng ngày, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh nếu không được điều trị sớm.

Lá Ổi Có Trị Được Hôi Miệng Không -1 

Lá Ổi Có Trị Được Hôi Miệng Không

Lá ổi có trị được hôi miệng không được nhiều người rất quan tâm hiện nay.

Mùi hôi khó chịu từ miệng sẽ gây ra sự cản trở rất lớn trong việc giao tiếp hàng ngày, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh nếu không được điều trị sớm. Có nhiều cách điều trị bệnh hôi miệng khác nhau, theo sự lưu truyền của nhiều người thì lá ổi cũng là một cách trị bệnh. Vậy thực chất lá ổi có trị được hôi miệng không?

Chắc hẳn có nhiều bạn sẽ cảm thấy khá bất ngờ với việc sử dụng lá ổi chữa hôi miệng. Bởi thông thường, lá ổi chỉ được dùng để đắp cầm máu, chữa tiêu chảy, sát trùng chữa bệnh ngoài da… Tuy nhiên, bây giờ thì bạn sẽ biết thêm một công dụng rất hữu ích từ loại lá này là có thể khử được mùi hôi cơ thể, trong đó có chữa hôi miệng hiệu quả.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc ăn uống hay thói quen uống rượu, hút thuốc lá, stress, sử dụng thuốc chữa bệnh,… dễ gây hôi miệng. Lá ổi có chứa rất nhiều oxalic, acid tannic, canxi, phosphoric…, đây đều là những chất có tác dụng rất tốt đối với răng miệng. Do vậy, lá ổi đã trở thành nguyên liệu chữa hôi miệng có từ rất lâu đời mà các bạn cũng không cần phải băn khoăn đến vấn đề lá ổi có trị được hôi miệng không.

Lá Ổi Có Trị Được Hôi Miệng Không -2 

Lá ổi có thể điều trị được bệnh hôi miệng

Cách trị hôi miệng bằng lá ổi

Để sử dụng lá ổi trị hôi miệng đúng cách, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp trị hôi miệng bằng lá ổi sử dụng trực tiếp:

Trước đây, cách sử dụng nhai trực tiếp lá ổi thường chỉ biết đến với công dụng chữa tiêu chảy, nhưng nhiều người chưa biết rằng, cách này cũng giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, làm sạch khoang miệng.

Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 búp ổi non, mang rửa sạch, và nhai trực tiếp trong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước muối pha loãng. Vừa nhanh, đơn giản, dễ dàng thực hiện, kiên trì thực hiện cách chữa hôi miệng bằng lá ổi này chắc chắn trong vòng 1 tuần, hơi thở sẽ hết mùi hôi.

  • Phương pháp trị hôi miệng bằng lá ổi với muối:

Chuẩn bị khoảng 10 búp ổi non, rửa sạch, hòa chung với 200ml nước + 1 thìa muối nhỏ,  sau đó cho lên bếp đun sôi. Để nguội, lọc bỏ bã, lấy nước lá ổi này súc miệng thường xuyên 3 lần/ngày sau khi đánh răng xong, sẽ giúp bạn làm sạch cặn thức ăn, lấy lại hơi thở thơm mát.

 Lá Ổi Có Trị Được Hôi Miệng Không -3

Sử dụng hỗn hợp lá ổi và muối

  • Phương pháp trị hôi miệng bằng lá ổi và kem đánh răng:

Lấy khoảng 7 – 8 lá ổi non, mang giã nát, lấy nước cốt, sau đó trộn với kem đánh răng để đánh răng hàng ngày. Chải đều trên cả 3 mặt răng, và súc miệng lại với nước lọc hoặc nước muối pha loãng. Thực hiện đều 2 lần/ngày để có được kết quả tốt nhất.

  • Phương pháp trị hôi miệng bằng lá ổi làm nước súc miệng:

Nếu không muốn mất nhiều thời gian, bạn chỉ cần lấy  10 – 20 lá ổi non + 300ml nước, cho vào đun sôi khoảng 5 phút, để tinh chất của lá ổi ra hết. Sau đó dùng nước lá ổi này để làm nước đánh răng và súc miệng hàng ngày, ít nhất là 3 lần/ngày hoặc bất cứ khi nào ăn xong. Bạn có thể mang đi làm, hoặc đi công việc rất tiện lợi.

Lá Ổi Có Trị Được Hôi Miệng Không -4 

Sử dụng nước lá ổi để súc miệng hàng ngày

Việc điều trị bệnh hôi miệng bằng lá ổi là một phương pháp tự nhiên mang lại hiệu quả khá tốt, tuy nhiên vì là tự nhiên nên mọi người cần phải có tính kiêng trì cao, thực hiện lâu dài mới có thể thấy được kết quả.

Tuy nhiên, có một cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn có thể tham khảo, đó chính là phương pháp Lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0. Bởi nguồn gốc gây ra bệnh hôi miệng chính là các mảng bám trên răng, loại sạch vi khuẩn trên răng, mùi hôi trong khoang miệng sẽ hết.

Lá ổi có trị được hôi miệng không đã được chúng tôi chia sẻ trên đây, bên cạnh đó việc cạo vôi răng cũng là điều cần thiết mà mọi người nên thực hiện để giúp bệnh hôi miệng được đẩy lùi nhanh chóng hơn và có thể trị dứt điểm vĩnh viễn.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Các tin khác