Nhiệt Miệng - Lở Miệng
Nhiệt Miệng Bị Chảy Máu Thì Phải Làm Sao?
1. Vì sao chảy máu khi bị nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên, bệnh gây ra những vết loét màu hồng nhạt, bề mặt có màu vàng như mủ.
Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, nhất là việc ăn uống sẽ vô cùng bất tiện vì khi đưa thức ăn vào, vị trí có vết loét sẽ đau đớn, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng bị chảy máu thì phải làm sao để khắc phục.
Vì sao chảy máu khi bị nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng là do những vi khuẩn có khả năng gây nấm, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công và gây hại cho khoang miệng của chúng ta. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, thức uống có gas, hoặc do sinh hoạt, ngủ nghỉ không hợp lý sẽ rất dễ dẫn đến bệnh nhiệt miệng.
Ăn đồ ăn cay nóng gây nhiệt miệng
Thông thường nhiệt miệng chỉ gây nên những mụn nước ở các vị trí như má trong, vòm họng, niêm mạc miệng,…. gây đau đớn khó chịu cho người bệnh chứ không có hiện tượng chảy máu.
Tuy nhiên một số trường hợp do mụn nước có chứa máu thì khi mụn nước vỡ ra có thể gây chảy máu do nhiệt miệng. Nhưng trường hợp này là rất ít, khi bị chảy máu có thể nhiệt miệng đã tiến triển nặng hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh khác như ung thư khoang miệng.
Dễ nhầm lẫn giữa nhiệt miệng và ung thư khoang miệng
Tuy nhiên mụn nước vỡ ra có máu do nhiệt miệng chỉ kéo dài khoảng 7 - 10 ngày còn ung thư khoang miệng có thể kéo dài hơn 15 ngày và còn khiến màu sắc trong niêm mạc miệng thay đổi, trở nên nhợt nhạt thậm chí là đen lại.
Ung thư khoang miệng phát hiện và điều trị sớm thì tỉ lệ sống trên 5 năm là 85% nhưng nếu phát hiện trễ thì tỷ lệ sống qua 5 năm chỉ còn khoảng 38%, ung thư khoang miệng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của lưỡi, người bệnh sẽ thấy lưỡi kém linh hoạt, thường bị tê và mất cảm giác,… rất nguy hiểm.
2. Nhiệt miệng bị chảy máu thì phải làm sao?
Điều trị nhiệt miệng bằng cách vệ sinh và cạo vôi răng 6 tháng/lần để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ hết các vi khuẩn gây nhiệt miệng. Chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày, hạn chế thức ăn cay nóng và luôn giữ tâm trạng thoải mái tránh căng thẳng cũng có thể làm giảm nhiệt miệng.
Vệ sinh khoang miệng và cạo vôi nha chu sạch sẽ ngăn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng bị chảy máu thì phải làm sao điều trị chớ đừng chủ quan mà nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra chính xác có phải chảy máu do nhiệt miệng hay không hay đó là biểu hiện của ung thư khoang miệng.
Nếu đó là nhiệt miệng thì chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Uống kháng sinh trị nhiệt miệng
Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng răng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Cấy máu nếu như bị nhiễm khuẩn huyết
Nếu đó là ung thư khoang miệng thì việc điều trị sẽ kéo dài và áp dụng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… tương ứng cho từng giai đoạn ung thư.
Xạ trị điều trị ung thư khoang miệng
Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn và hiệu quả:
- Uống bột sắn dây ngày 2 lần/ ngày.
- Bổ sung vitamin C liều cao, B2,Vitamin A theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc bổ sung bằng thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
- Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5 - 2 lít/ngày.
Nên nấu nước rau má để uống tại nhà
- Khi ăn xong nên súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.
- Uống nhiều nước hơn bình thường.
Quan trọng nhất là nên khám nha khoa định kỳ để kiểm tra và phát hiện cũng như giúp việc điều trị nhanh chóng và có hiệu quả.
Khám và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
Nhiệt miệng bị chảy máu thì phải làm sao đã được chia sẻ qua bài viết trên. Nếu bạn có dấu hiệu nhiệt miệng hoặc nhiệt miệng làm chảy máu thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!