Áp Xe Chân Răng
Cách Điều Trị Áp Xe Chân Răng Tốt Nhất Hiện Nay
Nhiễm trùng áp xe chân răng có thể điều trị được, nhưng nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng nặng thì bắt buộc nhổ bỏ răng và có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng khác rất nguy hiểm. Vậy cách điều trị áp xe răng như thế nào mới hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân của áp xe chân răng
Nguyên nhân chính gây áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Áp xe chân răng là do biến chứng của bịnh hư răng, cũng có thể do chấn thương răng (tình trạng răng bị gãy hoặc bị mẻ). Men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng và nhiễm trùng tủy răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng và đi vào xương chống đỡ chân răng.
Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ và làm sưng những mô trong cái răng. Hiện tượng này làm đau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô.
Áp xe răng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.
Những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị
áp xe răng rất cao
Tuỳ vào nguyên nhân nào bác sĩ nha khoa sẽ phân biệt làm hai trường hợp áp-xe:
-Áp-xe chân răng: Loại áp-xe này chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy tuỷ răng) thất bại.
-Áp-xe quanh răng: Loại áp-xe này bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe quanh răng là hậu quả của một trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã lâu.
Các triệu chứng thường gặp:
Đau răng, nhai đau, cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau.
Đau răng, nhai đau, cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng
cảm thấy đau
- Có vị đắng trong miệng.
- Nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh.
Khi bị áp xe răng, răng bị nhạy cảm với những đồ lạnh
- Có thể có triệu chứng nóng, sốt.
- Hơi thở có mùi có khịu, miệng hôi
Hơi thở có mùi có khịu, miệng hôi
- Sưng hạch cổ.
- Người không khỏe, mệt mỏi.
Có triệu chứng người không được khỏe, mệt mỏi
- Sưng hàm trên hoặc hàm dưới.
- Cách điều trị áp xe chân răng
Xử lý tại chỗ là cách điều trị áp xe chân răng
Cách điều trị áp xe chân răng tốt nhất hiện nay
Mục tiêu của điều trị là để thông áp xe và loại bỏ các nhiễm trùng. Và tuỳ vào nguyên nhân, nha sĩ sẽ có những cách điều trị áp xe chân răng phù hợp. Cụ thể:
- Xử trí tại chỗ (tại răng đau): có thể phối hợp các điều trị sau, nếu cần.
- Rạch tháo mủ, nếu thấy có tụ mủ rõ rệt, và có khả năng vỡ túi mủ.
- Nhổ răng nếu răng đã quá lung lay và phim x-quang cho thấy có sự tiêu xương trần trọng làm răng không thể cứng lại trên cung hàm được nữa.
Nhổ răng nếu răng đã quá lung lay
- Lấy tuỷ răng (loại trừ nguyên nhân từ tuỷ răng bệnh).
- Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng (loại trừ nguyên nhân từ mô nha chu bệnh).
- Xử trí toàn thân: Bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Thuốc kháng sinh để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng
Khi bị áp xe chân răng, người bệnh cần tìm hiểu những cách điều trị trên đây để theo sát quá trình điều trị và cũng như theo dõi tình hình của bệnh. Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra bệnh và đồng thời luôn giữ cho mình một thói quen răng miệng khỏe mạnh.
Nguồn: Kiến thức nha khoa