Áp Xe Chân Răng
Áp Xe Chân Răng Là Gì? Cách Chữa Áp Xe Chân Răng
Năm 2007 ở Mỹ đã có trường hợp tử vong do bị áp xe răng. Vì vậy, chúng ta không nên xem thường căn bệnh này. Dưới đây là một số những thông tức hữu ích bạn nên tham khảo để tránh cho bản thân và những người thân yêu của mình.
Áp xe chân răng là gì?
Áp xe chân răng là áp-xe chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy tuỷ răng) thất bại.
Áp xe chân răng là áp-xe chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương
Biểu hiện của áp xe chân răng
Triệu chứng đầu tiên của bệnh áp xe răng là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau răng khi nhai, cắn đồ ăn, thậm chí đau tự phát khi tự nhiên.
Áp xe răng khiến bệnh nhân cảm thấy đau răng khi nhai
Răng rất nhạy cảm với những đồ ăn nóng, lạnh, cùng những mùi hôi trong hơi thở.
Nếu áp xe răng nặng hơn có thể gây ra hiện tượng sốt, hay sưng hạch ở cổ khiến cơ thể mệt mỏi và đau nhức.
Khi bị áp xe răng có thể gây ra hiện tượng sốt
Nguyên nhân gây áp xe răng
Nguyên nhân sâu xa gây nên bệnh áp xe răng là do cách vệ sinh răng miệng không được sạch và đúng cách khiến những thức ăn còn đọng lại trên răng, tạo thành những mảng bám và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho răng.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh áp xe răng là bắt nguồn từ bệnh sâu răng. Vì khi sâu răng không được điều trị sớm, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu lâu sẽ sinh ra các độc tố khiến vùng quanh tủy bị sưng mủ, tổn thương xương hàm gây ra áp xe răng.
Sâu răng là nguyên nhân trực tiếp gây ra áp xe chân răng
Áp xe chân răng do bệnh nha chu: Bệnh nha chu có thể khiến cho lợi tách khỏi bề mặt răng, tạo nên những túi nha chu quanh răng. Chính các túi này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập giữa răng và các mô lợi quanh răng. Không chữa trị, làm sạch vi khuẩn, áp xe răng sẽ hình thành.
Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân gây ra áp xe
chân răng
Cách chữa áp xe chân răng
Cách điều trị bệnh áp xe răng tốt nhất là nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ viêm, từ đó sẽ có cách xử lý thích hợp.
Tùy vào từng vị trí áp xe răng mà có các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng thông thường mục đích xuyên suốt quá trình điều trị là cần loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và tránh các biến chứng do áp xe răng gây ra.
Nếu bạn bị nhẹ hoặc mới bị, có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng (thuốc kháng sinh Erytromycin 250 mg, và thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg), kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu các cơn đau.
Cách chữa áp xe chân răng là súc miệng bằng nước muối
Có thể sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe. Theo phương pháp này thì phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết, sau đó lỗ hổng sẽ được bít lại.
Trong trường hợp bệnh áp xe răng bị nặng, tủy răng cũng bị viêm, không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau răng nhanh chóng.
Nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng
Phòng chống áp xe răng
Tránh sâu răng là điều cần thiết để ngăn chặn áp xe răng. Chìa khóa để tránh sâu răng là chăm sóc tốt răng. Điều này bao gồm:
Sử dụng nước uống có chất fluoride.
Cách phòng ngừa tốt nhất là phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride. Thay thế bàn chải đánh răng mỗi tháng ba hoặc bốn lần, hoặc bất cứ khi nào lông chải kém.
Cách phòng ngừa tốt nhất là phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, và hạn chế thức ăn ngọt và đồ ăn nhẹ giữa các bữa.
Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn để loại trừ các mảng bám có thể gây sâu răng. Nên súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn kẹo hoặc uống nước ngọt.
Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn
Xem xét sử dụng kháng sinh hoặc súc miệng có chứa chất florua để thêm một lớp bảo vệ chống lại sâu răng.
Cần phát hiện và điều trị kịp thời khi bị sâu răng hay các vấn để về răng khác, không nên chờ đến khi bị áp xe hay đau răng mới tìm đến bác sĩ. Tốt nhất, nên đi khám răng định kì mỗi 6 tháng/ lần.
Tốt nhất, nên đi khám răng định kì mỗi 6 tháng/ lần
Áp xe chân răng tuy có nhiều biểu hiện cảnh báo nhưng ít người quan tâm cũng như thường xem nhẹ về triệu chứng của bệnh. Vì vậy đến khi bệnh phát triển nặng hơn mới bắt đầu điều trị. Do đó, mỗi người cần phải chú ý phòng tránh triệt những yếu tố gây ra bệnh, đặc biệt đến nha khoa khám định kì để được kiểm tra, hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt nhât.
Nguồn: Kiến thức nha khoa