1
Tư vấn Online?

Răng Giả Tháo Lắp

Hàm Răng Giả Tháo Lắp Là Gì?

Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình thẫm mỹ cho răng rất phổ biến từ xưa đến nay. Nhưng thực tế hàm giả tháo lắp chính xác là gì?

hàm giả tháo lắp là gì?

Bạn bị mất một hoặc vài chiếc răng và bạn muốn trồng răng giả để phục hình thẫm mỹ cho hàm răng. Làm hàm tháo lắp là một trong những phương pháp chỉnh nha bằng răng giả phổ biến hiện nay.

1. Hàm giả tháo lắp là gì?

Hàm giả tháo lắp là loại hàm răng giả được sử dụng để phục hình thẫm mỹ. Khi dùng hàm giả tháo lắp, bạn có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Điều này giúp cho việc vệ sinh răng miệng dễ dàng mà chi tiết thực hiện cũng tiết kiệm rất nhiều.

Hàm giả tháo lắp là loại hàm thông dụng từ lâu, được khá nhiều người ưa chuộng bởi chi phí thấp, áp dụng cho người cao tuổi. Hiện nay loại hàm này vẫn chưa mất đi vai trò của nó nhờ những ưu điểm mà các loại hàm giả khác không có được, đặt biệt đối với người cao tuổi khó phục hình cho răng bằng cách làm cầu răng hay cấy ghép implant.

Tuy nhiên, nhược điểm của hàm tháo lắp là cồng kềnh và không được chắc chắn như trường hợp bọc răng sứ, màu sắc của răng trên hàm tháo lắp cũng được tự nhiên như răng sứ. Vì vậy, làm hàm giả tháo lắp chỉ thích hợp cho những người đã lớn tuổi. Những người có nhu cầu giao tiếp công việc nhiều thì nên dùng răng sứ cố định.

ham rang gia thao lap la gi

Làm hàm tháo lắp có hai loại:

– Loại 1: Dành cho những người chỉ mất một vài chiếc răng. Loại hàm tháo lắp này sẽ bao gồm khung niềng và vài chiếc răng được cắm vào thay thế cho những chiếc răng đã mất.

– Loại 2: Hàm tháo lắp toàn phần. Loại này được dùng cho những người bị mất toàn bộ răng. Hàm tháo lắp sẽ bao gồm khung vào toàn bộ răng giả được gắn trên khung đó.

2. Ưu và nhược điểm của hàm giả tháo lắp

Ưu điểm:

– Tiết kiệm chi phí: Đây là một trong những ưu điểm thực tế khiến nhiều người dễ dàng lựa chọn phục hình này. So với răng implant hay cầu răng, hàm giả tháo lắp có chi phí thấp và chênh lệch đáng kể.

– Ăn nhai cũng khá tốt: Hàm giả tháo lắp có thể đảm bảo việc ăn nhai khá thoải mái, lực nhai được tác động dàn trải trên cung hàm giúp các răng thật không bị ảnh hưởng khi bị mất răng.

– Thẩm mỹ tốt: Trong điều kiện kỹ thuật tiên tiến, chất liệu được chọn là nhựa tốt, có màu giống với phần nướu sinh lý…

ưu và nhược điểm hàm giả tháo lắp

Nhược điểm:

– Sức nhai của hàm giả không thể tốt như răng thật, bệnh nhân phải kiêng khem một số thức ăn cứng, dai dẻo…

– Bệnh nhân mang hàm giả phải tháo ra vệ sinh thường xuyên.

– Sau một thời gian sử dụng, dịch miệng ngấm vào hàm giả có mùi hôi.

– Khi ăn nhai nhiều, khung hàm giả có thể cấn vào nướu gây đau nướu. Thậm chí với hàm giả bằng nhựa thông thường có thể nếu để lâu dài sẽ gây tổn thương nướu nghiêm trọng.

– Hàm giả tháo lắp dễ rơi, vỡ, biến dạng nếu bệnh nhân không biết cách bảo quản tốt.

– Một số hàm giả tháo lắp bán phần có thể các móc kim loại sẽ bị “lộ liễu” ra ngoài, gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm.

– Do không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương nên hàm giả tháo lắp sau khoảng một thời gian sử dụng, khoảng 3 năm, xương hàm tiêu dần, hàm giả nong rộng không còn bám chặt vào nướu, gây chệch nướu khi ăn nhai, cấn đau nướu. Lúc này bệnh nhân buộc phải phục hình hàm mới.

3. Đối tượng có thể sử dụng hàm tháo lắp

Phục hình bằng phương pháp hàm răng tháo lắp là phương pháp phổ biến với hầu hết tất cả mọi đối tượng, sử dụng hàm tháo lắp đa phần là do yêu cầu của bệnh nhân vì nó có chi phí phù hợp.

4. Quy trình thực hiện hàm tháo lắp

Quy trình làm hàm tháo lắp khá đơn giản từ khâu lẫy mẫu đến khâu thực hiện. Bác sĩ sẽ không chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa rất ít trên răng. Trên cơ sở kết quả kiểm tra tình trạng mất răng của bạn, bác sĩ chỉ lấy dấu răng để các kỹ thuật viên điều chế răng phục hình răng sơ khởi bằng sáp và đúc khung kim loại. Sau khi điều chỉnh trên hàm sáp và khung sơ khởi vài lần cho đến khi phù hợp sẽ làm thành hàm chính thức.

Quá trình thực hiện hàm giả toàn bộ thường mất nhiều thời gian và phức tạp hơn hàm bán phần.

Quy trình làm răng giả tháo lắp
Quy trình làm răng giả tháo lắp

Bạn cần một thời gian thích nghi với sự có mặt của hàm giả trong miệng: phải tập làm quen với vị trí các răng và nướu mới, những ngày đầu khi mới mang hàm sẽ có cảm giác hơi vướng, nói ngọng, tăng tiết nước bọt,…Sau vài giờ bạn sẽ từ từ nói chuyện bình thường, sau vài ngày hoặc vài tuần ăn uống sẽ quen dần.

Những ngày đầu khi mang hàm giả tháo lắp, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm, nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến khớp cắn, hàm giả thì bệnh nhân đến trung tâm nha khoa để được chỉnh sửa lại.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Các tin khác