1
Tư vấn Online?

Bệnh Nha Chu

Bệnh Viêm Quanh Răng - Tai Họa Mới Của Con Người

Bệnh viêm quanh răng là bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Bệnh có tác hại vô cùng lớn với sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người bệnh.

Viêm quanh răng  là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê gần đây nhất, hơn 90% người trên 35 tuổi ở Việt mắc chứng bệnh này. Tổ chức y tế thế giới WHO (World Health Organization) đã gọi nó là tai họa thứ ba của loài người, chỉ đứng sau sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

1. Bệnh viêm quanh răng là gì?

 - Viêm quanh răng là tình trạng nhiễm trùng nướu và xương quanh răng, làm tổn hại đến các mô nâng đỡ, các tổ chức xung quanh răng (nướu, men phủ chân răng và xương hàm). Một khi bệnh tiến triển sẽ hình thành túi bệnh lý. Nó nhanh chóng trở thành nơi tích tụ vi khuẩn và vôi răng làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng của nướu, khiến việc hồi phục trở lên khó khăn hơn. Viêm quanh răng có thể dẫn tới mất răng.

 - Bệnh viêm quanh răng thường tiến triển khá thầm lặng và thường không có dấu hiệu báo trước. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy miệng hôi hơn bình thường. Nướu bị  viêm sưng nhẹ, mất màu bóng hồng nhạt, trở nên đỏ thành từng viền bám theo xung quanh răng. Hình dạng của nướu không còn trơn nhẵn, không bám chắc vào cổ răng làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

 - Bệnh nhân đánh răng thường xuyên nhưng vẫn thấy hôi miệng và xảy ra tình trạng chảy máu nướu, núm lợi to hơn và bong ra khỏi cổ răng. Giữa răng và lợi có những viền màu vàng sẫm và ngả đen - đây chính là vôi răng  đã ngấm dịch viêm và máu chảy ra từ các tổ chức xung quanh răng gây nên.

 - Thông thường, buổi sáng sớm mới ngủ dậy là lúc người bệnh cảm thấy miệng hôi một cách nồng nặc. Cảm giác các răng bị lung lay rất nhiều nếu sờ nắn vào.

Khi gặp trường hợp này bênh nhân nên lập tức đến phòng nha uy tín để khám. Kết quả khám lâm sàng sẽ cho thấy nướu bị viêm, loét, chảy máu, nướu không còn hình dạng săn chắc, bóng hồng nữa; va chạm vào lợi, núm lợi thấy chảy máu, giữa răng và nướu không còn liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu ấn vào dưới nướu của từng nhóm răng sẽ thấy có mủ vàng xanh hoặc vàng chảy ra. Dùng que tăm thăm dò, ta thấy túi lợi lan sâu xuống dưới, hướng về phía cổ răng, có chỗ đo được 3-10 mm. Hình chụp phim thấy xương ổ răng bị tiêu đi nhiều và răng không còn liên kết chặt chẽ với các tổ chức răng miệng nữa.

2. Bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?

 - Bệnh nhân mắc bệnh viêm quanh răng thường rơi vào trạng thái bất ổn trong tâm lý dẫn đến thay đổi tính nết, hay cáu giận, khó chịu hoặc trầm lặng, không còn tự tin khi giao tiếp với người xung quanh nữa, dần dần sẽ rơi vào trạng thái u uất, cô đơn.

 - Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng này không đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mà chỉ thực hiện nhổ rất nhiều răng tại các phòng nha tư nhân nhưng bệnh không thuyên giảm, tình trạng thực thể và tinh thần bất định. Đến khi tình trạng diễn tiến quá nặng mới đến khám  chuyên khoa răng hàm mặt mới biết mình bị bệnh viêm quanh răng, giai đoạn này đã quá muộn.

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm quanh răng

 - Để phòng ngừa bệnh viêm quanh răng tốt nhất, đầu tiên phải biết đánh răng đúng cách. Đánh nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), phải thay bàn chải ngay. Tuyệt đối không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu có thể mang đến nhiều rắc rối hơn. Cần cao vôi răng và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần.

 - Nếu để bệnh tiến triển quá nặng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Thường phải can thiệp bằng tiểu phẫu để phẫu thuật lợi, cấy ghép xương ổ răng, kết hợp các răng lại để ngăn chặn chúng bị lung lay nhiều hơn. Những biện pháp này nhằm loại bỏ các túi mủ bệnh lý.

 - Bệnh viêm quanh răng là một bệnh không lây lan, nhưng nó ngấm ngầm hủy hoại xương ổ răng và nướu làm răng mất chức năng ăn nhai của nó. Do vậy, chúng ta phải thường xuyên (sáu tháng một lần) đến kiểm tra tại các cơ sở chuyên sâu về răng miệng để có được lời khuyên của thầy thuốc trong việc chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Các tin khác